Rèm cửa được sử dụng phổ biến ở những văn phòng hiện nay để mang đến những tiện ích ben trong phòng làm việc cũng như đem lại không gian văn phòng thêm hiện đại. Việc sử dụng rèm cửa văn phòng cản nắng phù hợp với từng căn phòng phụ thuộc vào cách chọn lựa rèm cửa phù hợp với văn phòng, điều kiện của từng văn phòng làm việc. Các bạn có thể tham khảo những cách lựa chọn rèm cửa cho không gian văn phòng từ những loại rèm dưới đây để chọn được loại rèm phù hợp.
1. Rèm sáo nhôm
Rèm sáo nhôm được coi là loại rèm cửa đang được sử dụng phổ biến trong nhiều văn phòng làm việc hiện nay bởi đặc điểm, cấu tạo và chi phí cho loại rèm này. Rèm sáo nhôm được thiết kế từ những thanh kim loại mỏng, được sơn tĩnh điện, những thanh kim loại được kết nối bởi thệ thông dây kéo ở hai bên để có thể kết nối, thay đổi góc độ từ đó thay đổi lượng ánh nắng, điều chỉnh ánh sáng cho căn phòng.
Rèm sáo nhôm thích hợp cho những cửa sổ lớn, kính và có diện tích rộng. Tuy nhiên, nhược điểm của rèm sáo nhôm là khả năng cách nhiệt kém bởi rèm được làm từ kim loại nên hấp thụ nhiệt khiến bên trong căn phòng có nhiệt độ cao.
2. Rèm sáo gỗ
Một thiết kế tương tự như rèm sáo nhôm nhưng khác về chất liệu là gỗ. Rèm sáo gỗ được làm từ những thanh gỗ mỏng về hệ thống dây kéo điều khiển các thanh gỗ di chuyển lên xuống. Tuy nhiên, do sức nặng của các thanh gỗ nên rèm sáo gỗ được sử dụng cho những cửa sổ có diện tích nhỏ, phòng làm việc nhỏ để tiết kiệm diện tích phù hợp với phòng làm việc cá nhân, phòng làm việc tại nhà, rèm cửa cho phòng ngủ,… Rèm sáo gỗ có khả năng chống nắng nóng, cách nhiệt và cản sáng tốt bởi khi hẹ rèm xuống các thanh gỗ chồng khít lên nao và không tạo ra những khoảng cách.
3. Mành lá dọc
Mành lá dọc hay rèm lá dọc là thiết kế từ những mảnh vải có chất liệu nhựa tổng hợp chiếm đa số, cũng với hệ thống dây điều khiển để điều khiển những lá rèm dọc di chuyển xoay 108 độ để thay đổi độ sáng, ánh nắng chiếu vào phòng, cản nắng cho không gian tương tự. Tuy nhiên, rèm lá dọc cũng có nhược điểm về khả năng cản sáng, khả năng cản nắng hoặc tạo không gian yên tĩnh với không gian bên ngoài bởi những lá dọc thưởng tạo nên những khẽ hở. Rèm lá dọc cũng phù hợp với những không gian có diện tích cửa sổ lớn, cửa sổ bằng kính để tiết kiệm chi phí lắp đặt rèm cửa bằng vải bởi mành lá dọc hoặc rèm sáo nhôm có chi phí thấp hơn so với rèm cửa bằng vải.
4. Rèm cửa bằng vải
Rèm cửa bằng vải là những loại rèm có chất liệu từ nhiều loại vải khác nhau, rèm vải được sử dụng cho nhiều không gian khác nhau từ rèm cửa phòng khách (https://homeonline.vn/rem-cua/cach-lua-chon-rem-cua-phong-khach-dep.html), phòng ngủ, phòng làm việc những không gian sang trong như đại sảnh, khách sạn, nhà hàng,…. Rèm cửa bằng vải có những chức năng cản sáng, chống nắng, nống và cách nhiệt tốt nhất nên cũng được sử dụng tại những văn phòng.
Tuy nhiên, giá của rèm vải thường cao hơn những loại rèm khác nên thường được sử dụng cho không gian văn phòng quan trọng như phòng giám đốc, phòng hội nghị, phòng họp,… để tạp nên không gian sang trong, hiện đai và chống nắng nóng tốt.
5. Rèm cửa cuốn
Rèm cửa cuốn hay còn được gọi là rèm Roman được thiết kế từ chất liệu bằng vải, cùng với hoa văn và màu sắc đẹp phù hợp với không gian văn phòng. Rèm roman có thiết kế khác lạ, hệ thống dây khi thu rèm sẽ khiến rèm di chuyển lên trên và cuốn lại trên khung treo của rèm.
Trên đây là những thông tin, đặc điểm của từng loại rèm cửa cho văn phòng giá rẻ để phù hợp với diện tích không gian căn phòng cũng như có được tiện tích chống năng, cản sáng tốt nhất chô văn phòng bên trong. Các bạn có thể lựa chọn được một loại rèm phù hợp vơi không văn phòng hiện đại, tiện ích cũng như mang lại cho nhân viên những không gian làm việc thoải mái và tạo hiệu quả hút ẩm tốt nhất.